Giải Trí Mỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Những sự thật thú vị về nhiếp ảnh trừu tượng

Nhắc đến trường phái trừu tượng, người ta sẽ nhớ đến ngay những họa sĩ nổi tiếng như Jackson Pollock hay Piet Mondrian. Thông thường mọi người chỉ biết đến hội họa trừu tượng. Hiếm ai biết rằng phong cách trừu tượng cũng có trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Vì vậy bài viết này sẽ đưa ra cho bạn những thông tin có thể bạn chưa biết về nhiếp ảnh trừu tượng.

Điều tạo nên nhiếp ảnh trừu tượng

Nghệ thuật nhiếp ảnh đã xuất hiện từ thế kỷ 19. Kể từ đó, các nhiếp ảnh gia lần lượt thử nghiệm mọi cách khác nhau để truyền tải thế giới thực ở những góc nhìn mới lạ qua lăng kính máy ảnh. Rất khó để đưa ra khái niệm rõ ràng về bộ môn này. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các tấm ảnh trừu tượng là chỉ mô tả một chi tiết trong tự nhiên và tách biệt nó ra khỏi môi trường xung quanh.

Ảnh trừu tượng chụp bởi Lukasz Rajs

Spring Zebra – chụp bởi Lukasz Rajs

Các nhiếp ảnh gia sẽ thay đổi cách nhìn của người thưởng thức về sự vật ở thế giới thức. Tác phẩm được chụp bằng phong cách trừu tượng sẽ được lược bỏ cấu trúc, hình dáng, đường nét, màu sắc … của vật. Ví dụ, khi bạn chụp ảnh một quả táo xanh, nhưng lại bị cảm xúc chi phối chỉ tập trung duy nhất vào giọt nước còn đọng trên quả táo-một chi tiết hiếm người để ý. Như vậy, sản phẩm ra đời sẽ là một tấm ảnh trừu tượng.

Lịch sử của nhiếp ảnh trừu tượng

Có thể nói nghệ sĩ Siêu thực Man Ray và giáo sư Laszló Moholy Nagy, người đứng đầu trường dạy nghệ thuật Bauhaus chính là những người đầu tiên đặt nền móng cho nhiếp ảnh trừu tượng. Tuy nhiên, chính nhiếp gia người Mỹ – Alfred Stieglitz là người đưa loại hình nghệ thuật này lên một tầm cao mới. Bộ sưu tập mang tên “Music-A Sequence of Ten Cloud Photographs” (Âm nhạc-Loạt bảy tác phẩm về mây) của ông được cho là những tấm ảnh trừu tượng đầu tiên của lịch sử. Bộ sưu tập được thực hiện vào năm 1922, mở đầu cho 12 năm liên tiếp với hàng trăm tác phẩm với chủ đề mây trời, mà sau đó ông đặt tên là Equivalents.

Ảnh trừu tượng chụp bởi Alfred Stieglitz

Music-A Sequence of Ten Cloud Photographs – chụp bởi Alfred Stieglitz

Kết luận về những tác phẩm này trong bài tiểu luận về lịch sử nhiếp ảnh năm 1929, nhà phê bình Walter Benjamin cho rằng trừu tượng và nhiếp ảnh không phải hai khái niệm riêng biệt. “Nó tương tác với ống kính máy ảnh thay vì đôi mắt của nhiếp ảnh gia. Điều này đã cho phép người nghệ sĩ phá bỏ mọi rào cản của nhiếp ảnh, sử dụng nó với những mục đích đa dạng thay vì chỉ tập trung đặc tả hiện thực.

Nhiếp ảnh trừu tượng ngày nay

Ngày nay, ảnh trừu tượng đã được đón nhận rộng rãi. Và những nhiếp ảnh gia như Aaron Siskind và Minor White thì vô cùng nổi tiếng với những tác phẩm độc đáo của họ. Thực tế, Siskind đã có nhiều lần hợp tác cùng Pollock vào khoảng thập niên 50 và 60.

Gần đây, Thomas Ruff và Wolfgang Tillmans là hai cái tên đứng đầu nhiếp ảnh trừu tượng. Ruff là bậc thầy mô phỏng hình ảnh theo phong cách trừu tượng. Ông thường lấy nguồn tham chiếu trong khoa học. Một trong những ví dụ tiêu biểu chính là loạt ảnh Cassini, với nguồn cảm hứng từ các bức ảnh của NASA. Khác với Ruff, Tillmans thiên về khắc họa tiến trình phát triển trong ảnh. Thông thường, Tillmans sẽ sử dụng nền trắng trong cảnh nhằm làm nổi bật chi tiết trừu tượng.

Ảnh trừu tưởng chụp bởi Wolfgang Tillmans

Chụp bởi Wolfgang Tillmans

Đặc điểm của nhiếp ảnh trừu tượng

Nhiếp ảnh trừu tượng mở ra một vùng trời nơi người nghệ sĩ có thể thỏa sức sáng tạo. Có khá nhiều kỹ thuật giúp tạo nên một bức ảnh trừu tượng. Sau đây, chúng ta hãy cùng khám phá một vài kỹ thuật phổ biến nhất:

  • Họa tiết
  • Kết cấu
  • Đường kẻ
  • Khoảng cách
  • Chất lỏng và khói
  • Ánh sáng
  • Góc cạnh độc đáo

Xem thêm: Những tác phẩm thắng giải Drone Photo Awards

Trích nguồn: designs.vn

Thu Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *