Giải Trí Mỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Kiệt tác Chùa Keo – Di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam

Nếu bạn đọc nào đang tim hiểu về chùa keo và những di sản nghệ thuật kiến trúc Việt Nam thì hãy cùng Gosa khám phá nhé.

Nằm ở chân đê sông Hồng thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, chùa Keo hay Thần Quang tự. Nổi bật với gác chuông tựa đóa sen vươn lên giữa cánh đồng lúa phì nhiêu tỉnh Thái Bình. Đây là công trình tôn giáo có kiến trúc quy mô.

Một phức hợp gồm nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong số kiến trúc Phật giáo. Không chỉ điển hình cho thời kỳ phát triển cực thịnh của Phật giáo (thời Lý – Trần). Mà còn được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỷ XVII.

Chùa Keo- Kiệt tác kiến trúc cổ Việt Nam

Kiến trúc cổ vĩ đại đa dạng

Theo địa bạ và văn bia chùa Keo, tổng diện tích toàn khu chùa rộng 28 mẫu với 21 công trình gồm 154 gian, diện tích xây dựng khoảng 58.000m². Hiện chùa còn lại 12 tòa gồm 102 gian của các công trình chính và 4 tòa gồm 24 gian của các công trình phụ trợ.

Tại khu thờ Phật có điểm đặc biệt là trước khu đền Thánh có thêm một tòa Giá Roi. Nơi người xưa sử dụng vào việc xử kiện, phạt vạ, bổ bán công điền, công thổ của làng. Điều này đã cho biết chùa Keo xưa còn là một trung tâm hành chính của thôn xã cổ. Bên cạnh đó, tại chùa Keo còn có khu thờ cũng trời ” Ngọc Hoàng” độc đáo.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ – Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Gác chuông chùa Keo

Sẽ là thiếu sót khi đề cập đến kiến trúc chùa Keo mà không quan tâm đến gác chuông, một công trình tiêu biểu ẩn chứa trong nó giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Được đánh giá là công trình to đẹp vào hàng bậc nhất trong số gác chuông của các ngôi chùa cổ Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là điểm nhấn, góp phần làm cho ngôi chùa trở thành một công trình kiến trúc Phật giáo sáng giá nhất.

Gác chuông chùa Keo – Kiến trúc mỹ nghệ độc đáo 

Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái. Kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng. Nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng. Cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Lễ hội chùa Keo Hành Thiện được tổ chức hàng năm

Lễ hội chùa Keo Nam Định – di tích lịch sử phi vật thể quốc gia nổi tiếng miền Bắc

Hội diễn ra từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng năm. Đặc biệt ở Lễ hội có môn Đua thuyền là một trong những môn thi cổ truyền và độc đáo nhất. Hình ảnh các chàng trai đóng khố, mặc áo nẹp ngắn. Không tay, đầu chít khăn đồng màu khoẻ mạnh. Trên hàng chục chiếc chải lao vun vút, giữa dòng sông trong tiếng dồn dập. Tiếng reo hò cổ vũ của hàng vạn người, đã ghi in trong tâm hồn những người dự hội Keo.

Trích nguồn: m.aseantraveller.net

Thu Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *