Giải Trí Mỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Họa sĩ Phạm Hậu tiên phong tranh sơn mài Việt

Những thành tựu vê tranh sơn mài Việt Nam được thế giới công nhận và đánh giá cao đều là nhờ vào công đóng góp của các họa sĩ tài ba. Trong số đó, cố họa sĩ Phạm Hậu được xem là người tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển của tranh sơn mài.

Sức ảnh hưởng tranh sơn mài của họa sĩ Phạm Hậu

Tiếng tăm tranh sơn mài của Phạm Hậu trong nước

Phần tiểu sử về Phạm Hậu trong cuốn Who’s who đầu tiên của Việt Nam đã viết: “Phạm Quang Hậu, sinh năm 1903, họa sỹ Đông Dương, có công trong việc thành lập một xưởng sơn mài, huy chương vàng năm 1935 tại Hà Nội, bằng ngoại hạng. Tác giả nhiều tác phẩm tranh sơn mài, bình phong và các thể loại sơn mài khác.”

Tranh sơn mài của Phạm Hậu

Bức bình phong của Phạm Hậu

Tranh sơn mài của Phạm Hậu được trình bày dưới nhiều hình thức: Tủ, bình phong, tranh treo tường, đồ mỹ nghệ… Hầu hất các tầng lớp thượng lưu của xã hội thời bấy giờ đều biết đến danh tiếng họa sĩ Phạm Hậu. Họ đều mong muốn sở hữu tranh hay bình phong có chữ kí của Phạm Hậu. Tranh của ông hầu như đều được bán đi nước ngoài chỉ có số ít còn sót lại trong nước.

Trích phần ngôi làng của bức bình phong sơn mài Làng ven sông - Phạm Hậu

Trích phần ngôi làng của bức bình phong sơn mài Làng ven sông – Phạm Hậu

Xem thêm: Những sự thật thú vị về nhiếp ảnh trừu tượng

Tranh của Phạm Hậu gây chú ra cả quốc tế

Phạm Hậu đã có được tiếng vang sang Pháp, Băng Cốc, Nhật Bản. Triển lãm Đông Nam Á tại Thái Lan mời ông tham dự triển lãm. Toàn bộ số tranh được gửi sang bằng đường biển trong các hòm gỗ thông. Khi đến cảng thì được tin các hòm gỗ đựng tranh bị mối làm hư hại toàn bộ. Trước mắt mọi người các hòm được mở ra, mối đã ăn hết phần bọc lót tranh. Riêng tranh sơn mài hoàn toàn an toàn sau khi lau sơ lại lấp lánh trước sự thán phục của mọi người.

Toàn bộ số tranh tham dự triển lãm được bán hết. Uy tín sơn mài Việt Nam càng được đề cao. Chính phủ Philippin, Inđônêsia mời ông sang dạy học, chính quyền Rôme, tòa thánh cơ đốc do giáo hoàng…mời ông sang trưng bày nghệ thuật đồ thờ bằng sơn mài Việt Nam.

Mục đồng chăn trâu thổi sáo - Họa sĩ Phạm Hậu

Mục đồng chăn trâu thổi sáo – Phạm Hậu

Tranh của Phạm Hậu thiên về lối trang trí, một kiểu thức trang trí rất đẹp. Phạm Hậu là người làm chủ được những chất sơn nhựa quánh đặc. Cụ tạo ra những nét vẽ tinh vi với màu sắc hài hoà. Cụ thường thể hiện những bức tranh khổ lớn. Chẳng hạn như bức “Chợ Bờ”, hay loại bình phong “Chùa Thầy” rất nổi tiếng. Trên những bức hoạ, những con hươu, nai đi vào trong cảnh rừng sâu hay hình của những con cá vàng giữa những đám rêu phong đều là chủ đề sinh động mà họa sĩ đã khai thác những góc độ tuyệt diệu.

Chùa xứ Bắc - Họa sĩ Phạm Hậu

Chùa xứ Bắc – Phạm Hậu

Họa sĩ Phạm Hậu trở thành người thầy đáng quý của bao thế hệ họa sĩ sau này

Ông được thưởng Long Bội Tinh, sắc phong Hàn Lâm trước tác. Năm 1949, tại Hà Nội họa sĩ Phạm Hậu cùng một số anh em họa sỹ Trần Văn Du, Trần Quang Trân thành lập trường Quốc gia Mỹ nghệ (E’cole nationnale d’ art tisana). Ngày 12-8-1949, được bộ quốc gia giáo dục duyệt. Trường đã đào tạo được nhiều anh em hoạ sỹ, nhiều kĩ thuật viên sơn mài sau này đã trở thành những tài năng.

Ảnh chụp lúc cụ nhận Long Bội Tinh của triều đình Huế trao tặng cho những người tài giỏi nhất nước 

Ảnh chụp lúc cụ nhận Long Bội Tinh của triều đình Huế trao tặng cho những người tài giỏi nhất nước 

Ông lại tiếp tục dạy học khoa sơn mài. Năm 1965 ông 62 tuổi, ông xin về hưu trí và nghỉ công tác. Trong 30 năm làm sơn mài và dạy khoa sơn mài, tiếng tăm lừng lẫy năm kì vượt ngoài biên giới. Tận tụy, yêu nghề, nói kết hợp với làm, lòng yêu nghề yêu ngành đã dẫn người họa sĩ ấy đến tột đỉnh của sự vinh quang. Nếu như sau này lịch sử nghề sơn mài đưa vào nghệ thuật tạo hình cũng như nghệ thuật ứng dụng hiện đại thì người đặt viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực này không ai khác hơn là họa sĩ Phạm Hậu.

Trích nguồn: designs.vn

Thu Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *