Công Nghệ Số Thế Giới Số

Những phụ nữ quyền uy nhất làng công nghệ thế giới khiến đấng mày râu thán phục!

Xinh đẹp – quyến rũ – tài năng – hoàn hảo có lẽ là những mỹ từ chính xác để miêu tả; về những người phụ nữ “đẹp” theo cả nghĩa đen nghĩa bóng này. Họ là ai vậy? họ chính là những người phụ nữ quyền uy nhất làng công nghệ thế giới suốt thời gian qua. Họ không chỉ “đẹp như hoa” mà còn sở hữu trí tuệ, bản lĩnh tuyệt vời! Họ không chỉ khiến  chị em ngưỡng mộ mà còn khiến cho đấng mày râu phải ngã mũ kính nể. Cùng chiêm ngưỡng dung nhan và tận mục sở thị bản lĩnh của những “gót hồng” này nhé!

Top phụ nữ quyền uy nhất làng công nghệ thế giới

Sheryl Sandberg – CEO của Facebook

Sheryl Sandberg sinh năm 1969 – cô là người Mỹ gốc Do Thái. Sheryl sinh ra và lớn lên tại Washington DC. Bà tốt nghiệp đại học Harvard với hai bằng đại học và MBA. Trước khi trở thành nhân sự cấp cao của Facebook bà từng làm trợ lý cho Bộ trưởng tài chính Mỹ Larry Summer; làm Phó chủ tịch gã to xác Google với chức vụ phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến.

Tại Facebook, Sheryl khắc họa lên hình ảnh của một nữ chiến binh mạnh mẽ. Tại đây, bà có công lớn trong việc đưa Facebook lên vị trí thống trị giới công nghệ; cũng như nhanh chóng khiến mạng xã hội này sinh lợi nhuận qua việc bán các “quảng cáo hiển thị không lộ liễu”.

Tháng 11/2017 người phụ nữ quyền uy nhất Facebook tới Hà Nội; để truyền lửa cho 200 bạn trẻ; xung quanh việc giúp nữ giới kiên cường hơn; và có được những hành xử công bằng ở nơi làm việc.

Susan Wojcicki – lãnh đạo cao cấp của YouTube

Susan Wojcicki người phụ nữ quyền uy của giới công nghệ
Susan Wojcicki – người phụ nữ quyền uy của giới công nghệ

Susan Wojcicki là tên tuổi có sức ảnh hưởng lớn tại Google. Cô có cuộc sống hết sức tối giản và an yên – tĩnh lặng. Tháng 2/2014 cô được bổ nhiệm trở thành CEO của kênh YouTube. Khi mới nhận cương vị mới bà bị không ít hoài nghi về năng lực. Tuy nhiên thành công của Youtube chính là câu trả lời thuyết phục nhất cho bản lĩnh của cô.

Trước khi kết thân với YouTube, Wojcicki được coi là “thiên tài quảng cáo”; khi bà nằm trong nhóm sáng tạo ra AdSense, AdWords, thực hiện mua lại DoubleClick; những mảng màu mỡ đem về doanh thu chính cho Google. Tiếp quản YouTube, Susan Wojcicki đã biến nó trang mạng chia sẻ video hàng đầu thế giới; với hơn 1,5 tỷ người dùng hằng tháng và một tỷ giờ xem mỗi ngày.

Tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1990, có bằng Thạc sỹ Khoa học Đại học Californina; và là một Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Wojcicki thực sự khiến người đối diện ngưỡng mộ mình.

Angela Ahrendts – Phó giám đốc Apple

Angela Ahrendts gia nhập gia đình Táo từ 2014; trong vai trò phó giám đốc khối bán lẻ với mức lương “khủng” 82,6 triệu đô. Angela vừa quản lý cửa hàng Apple và quản lý kho ứng dụng trực tuyến App Store.

Trước khi trở thành thành viên của đại gia đình “Táo”; Ahrendts từng giữ chức vụ cao nhất –  CEO của thương hiệu nổi tiếng Burberry. Tại đây bà đã giúp Burberry vững vàng bước qua khủng hoảng; qua những quyết sách cứng rắn trong việc điều chỉnh nhân sự, quảng cáo. Nhờ vào những quyết sách của Angela Ahrendts doanh thu tăng trưởng  của Burberry rất ấn tượng.

Safra Catz – Cán bộ cấp cao của Oracle

Cô sinh ra ở vùng đất linh kiệt Israel với cha mẹ là người gốc Do Thái. Catz gia nhập Oracle vào năm 1999 và trở thành đồng CEO của Oracle cùng với Mark Hurd; sau khi nhà sáng lập Larry Ellison từ chức hồi 2014.

Tại Oracle, Safra Catz được nhận mức lương 40,9 triệu đô năm 2016. Catz là một trong những nữ giám đốc điều hành có mức lương cao nhất thế giới. Ở Oracle, bà được đánh giá cao về những chiến lược mua bán, sáp nhập (M&A); bà thực hiện thành công gần 100 thương vụ mua bán M&A với giá trị hàng tỷ đô.

Ginni Rometty – CEO của IBM

Ginni Rometty - CEO IBM - phụ nữ khiến giới mày râu ngã mũ kính nể
Ginni Rometty – CEO IBM – phụ nữ khiến giới mày râu ngã mũ kính nể

Ginni Rometty là người phụ nữ đầu tiên trở thành người đứng đầu IBM. Trước đó Rometty đã có hơn 30 năm cống hiện tại IBM; và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Phó chủ tịch cấp cao và điều hành mảng Bán hàng, Tiếp thị và chiến lược tại IBM.

Ginni Rometty sinh năm 1957, tốt nghiệp Đại học Northwestern University chuyên ngành khoa học máy tính và kỹ sư điện. Sau khi tốt nghiệp năm 1979, bà có thời gian làm việc tại General Motors Institute; rồi chuyển sang IBM với vị trí đầu tiên là kỹ sư hệ thống.

Bạn ấn tượng nhất với “bóng hồng” nào nhất của làng công nghệ thế giới? Họ thực sự là những tấm gương sáng và là niềm tự hào của các chị em.

Trích dẫn: vnexpress.net

Nguyệt Minh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *