Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Rượu thuốc hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp

 Do nhiều nguyên nhân mà không ít người Việt gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp. Y học cổ truyền đã đưa ra nhiều phương pháp để trị chứng bệnh này; trong đó có các bài thuốc ngâm với rượu.

Chứng đau nhức xương khớp

Tùy thuộc vào lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt mà các cơn đau nhức xương khớp có thể ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này có khá nhiều; cụ thể như sự thay đổi của thời tiết; ngồi sai tư thế khi làm việc trng thời gian dài; đối với những người lớn tuổi thì có thể do xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Thông thường; bệnh đau nhức này thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi 45 – 50 trở lên. Mặc dù vậy; giới trẻ cũng không phải là đối tượng ngoại lệ. Rất nhiều người trẻ tuổi; thậm chí là các em học sinh đã phải đối mặt với tình trạng đau nhức này từ rất sớm.

Lý do có thể là do ít vận động; ăn uống không đầy đủ chất; ngồi nhiều… Những người này sẽ gặp phải các triệu chứng ban đầu như: đau vai gáy, đau ở gót chân; cơn đau nhói ở các khớp do bị thoái hóa. Vào mùa đông; khi nhiệt độ xuống thấp; những cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn. Đa số người bệnh sẽ lựa chọn đến ngay khoa nội cơ xương khớp của các cơ sở y tế để khám. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sinh hóa CRP, RF… huyết học và miễn dịch; tiến hành chụp Xquang khớp. Đó là những căn cứ để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Chữa đau nhức xương khớp bằng các bài rượu thuốc

Bên cạnh việc chữa trị theo y học hiện đại; y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc ngâm rượu để hỗ trợ điều trị chứng đau nhức xương khớp. Thông thường; các dược liệu này sẽ được ngâm trong bình hoặc lọ kín; loại rượu dùng để ngâm cũng là loại tốt. Sau vài ngày là có thể sử dụng loại dược tửu này để xoa bóp. Mục đích là dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Mặc dù vậy; người bệnh cũng không nên tự ý lựa chọn các loại thuốc; mà phải theo các bài thuốc do thầy thuốc hướng dẫn. Như vậy mới đảm bảo có được loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn.

Bài 1

Dùng các vị thuốc sau: Ấu tầu (ô đầu) 5g; huyết giác, đại hồi, địa liền, quế chi, hoa chổi xể, lá thông, thiên niên kiện, mán chỉ (kim sương) mỗi vị 10g. Tất cả đem tán nhỏ, ngâm với 500ml rượu trắng trong bình hoặc lọ kín; mỗi ngày đảo hoặc lắc 1 lần, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương. Lưu ý là tuyệt đối không được uống.

Bài 2

Loại thuốc này dùng các dược liệu sau: Phụ tử chế 12g; tam thất, bạch chỉ, chế xuyên ô, chi tế tân mỗi vị 6g; mộc qua, xuyên khung, hồng hoa, cẩu tích, độc hoạt mỗi vị 10g; ngô công 1 con, địa long 3 con, mã tiền tử 2 hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau 7 – 10 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 3

Lấy hồng hoa 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị tán vụn, bỏ vào ngâm với 1.000ml rượu trắng. Ngâm hỗn hợp sau 3 ngày thì dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da không có tổn thương, tuyệt đối không được uống.

Bài 4

Dùng khương hoạt, độc hoạt, quế chi, tần giao; đương quy, dây đau xương, nhũ hương, một dược, mộc hương mỗi vị 15g; tang chi 30g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.500ml rượu trong bình kín, sau 7 ngày thì dùng được. Dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.

Bài 5

Hồng hoa 6g, đào nhân 6g, nhũ hương 6g, đương quy 12g, sinh nam tinh 12g, sinh bán hạ 12g, sinh xuyên ô 9g, khương hoạt 9g, độc hoạt 9g, bạch giới tử 3g, băng phiến 3g, tế tân 4,5g, tạo giác 4,5g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng trong bình kín, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau mà da tại chỗ không có tổn thương. Tuyệt đối không được uống.

Bài 6

Đương quy, tần giao, huyết giác, tô mộc, độc hoạt, khương hoạt mỗi vị 12g; thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, nhục quế 8g, ngải cứu 6g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau 7 ngày là có thể dùng được. Chỉ dùng để xoa ngoài khớp hoặc nơi đau, không được uống.

Trích dẫn từ suckhoedoisong.vn

Thư Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *