Chúng ta mới nhón chân sang ngưỡng cửa 2021 vỏn vẹn 18 ngày; mốc thời gian khá ngắn nhưng đã có hàng loạt những kế hoạch – dự án – sản phẩm; đến từ nhiều ngành nghề khác nhau được trình diện; hứa hẹn một năm mới với bối cảnh nhiều màu sắc tích cực hơn 2020. Trong số ấy không thể không nhắc tới giới công nghệ với hàng loạt những “độc phẩm” có một không hai. Những sản phẩm công nghệ này trải rộng trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Và chắc chắn rằng bạn sẽ rất thích thú với những “độc phẩm” này! Cùng khám phá chi tiết xem những phát súng công nghệ đầu tiên 2021 sẽ như thế nào các bạn nhé!
Những “độc phẩm” công nghệ có 1 không 2 đầu 2021
Công nghệ ảo VR trải nghiệm lái máy kéo; robot thú cưng, ô tô biết bay hay robot thu hoạch sản phẩm….chính là những độc phẩm công nghệ chào màn 2021; mà bài viết muốn đề cập tới. Thoạt nhìn nhiều người sẽ liên tưởng đây là những bảo bối; của chú mèo máy Doremon trong seri truyện tranh cùng tên nổi tiếng của Nhật.
Nhưng không! đó không phải là bảo bối của Doremon; đó là những sản phẩm thật, sản phẩm công nghệ độc đáo nhất; được giới thiệu tại triển lãm CES 2021 những ngày đầu 2021.
CES là triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới là hoạt thường kì. Khác với mọi năm, năm nay triển lãm diễn ra trực tuyến do sự bùng nổ của Covid-19. Nhiều ý tưởng, sản phẩm công nghệ mới được giới thiệu; qua sân khấu ảo của sự kiện.
” Độc phẩm” Ôtô bay Cadillac
General Motors – hãng công nghệ nổi tiếng của Mỹ; trình sân với sản phẩm công nghệ ôtô bay; hãng giới thiệu phương tiện cất – hạ cánh thẳng đứng, chạy điện mang thương hiệu Cadillac.
Xe với hệ thống 4 cánh quạt của Cadillac có thể đạt tốc độ bay lên đến 90 km/h. Bên trong khoang ngồi còn được trang bị các cảm biến sinh học; điều khiển bằng giọng nói và công nghệ nhận dạng cử chỉ tay. Một sản phẩm với những ứng dụng siêu trí tuệ; hứa hẹn sẽ mang đến sự cạnh tranh sôi động cho thị trường xế hộp thế giới.
Màn hình cuộn LG Rollable
Dù không được giới thiệu chính thức trên sân khấu CES ảo; màn hình điện thoại cuộn chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong video giới thiệu của LG. Nhưng LG Rollable lại gây ấn tượng sâu sắc hơn cả: màn hình có một nút bấm ở cạnh máy kích hoạt cơ chế mở rộng màn hình.
LG dự kiến bán Rollable cuối năm 2021. Cũng trong khuôn khổ triển lãm, hãng TCL trình làng hai concept điện thoại với khả năng mở rộng màn hình từ cả hai cạnh giống như một tấm bản đồ.
Remote sạc bằng năng lượng mặt trời
Samsung vừa cho ra lò hàng loạt các sản phẩm mới; trong đó nổi bật hơn cả là điện thoại và tivi. Các mẫu TV mới của Samsung năm nay đều đi kèm một chiếc remote tự sạc pin bằng năng lượng mặt trời. Phần phía sau điều khiển này được gắn tế bào quang điện nhạy cảm với ánh sáng đèn trong nhà.
Ngoài ra nó cũng có thể sạc qua một cổng USB-C tiêu chuẩn ở phía dưới. Pin của điều khiển sử dụng được hàng mà không cần phải sạc. Hãng ước tính việc tích hợp pin sạc vào điều khiển TV; có thể giảm 200 tấn rác thải từ pin AAA mỗi năm.
Lái máy kéo bằng công nghệ ảo VR (John Deere)
John Deere – công ty sản xuất thiết bị cơ giới nông nghiệp Mỹ; đã gửi đi hàng trăm kính VR Oculus Quest 2 tới khách hàng; với mục đích mang tới cho người dùng những trải nghiệm thực tế nhất. Người dùng sử dụng kính VR có thể lái máy kéo ảo; chơi trò chơi hoặc tham gia bất kỳ loại phiêu lưu nào trong hệ thống của Deere.
Nếu người tham gia không có kính; John Deere thiết kế một trò chơi trồng cây tương tác trên trang web của mình. John Deere trình diễn hệ thống máy móc thông qua thực tế ảo.
Thu hoạch mật Hive Controller bằng công nghệ Robot
Việc thu hoạch mật ong là công việc không hề đơn giản và khá nguy hiểm. Nó đòi hỏi người thu lươm phải hoạt động trong tư thế cúi, đồng thời đòi hỏi tính cẩn thận, tỉ mỉ cao. Chính vì vây mà năng suất công việc này do con người thực hiện thường thấp. Nhằm giúp người lao động cắt giảm bớt sức lao động và tăng năng suất; tập đoàn Daesung (Hàn Quốc) cho ra mắt robot Hive Controller; ro bot chuyên thu mật với khả năng nâng 10 tảng ong một lúc.
Thiết bị được đặt ngay trên tổ ong và chạy trên rãnh có thể điều chỉnh. Nó tiến hành hạ một cánh tay kim loại vào tổ; và đưa từng tảng ong lên theo trình tự. Cùng lúc, các bàn chải mềm sẽ chạy dọc theo cả hai mặt của khay; nhằm loại bỏ những con ong mà không làm hại chúng. Sau đó, robot thông báo bằng âm thanh cho người nuôi đến gỡ tổ ong ra khỏi cánh tay để lấy mật. Daesung dự kiến chào hàng robot với giá 3.000 đô.
>> Xem thêm: Những “độc phẩm” đầu tiên hứa hẹn 2021 bùng nổ của giới công nghệ (P1)
Trích dẫn: vnexpress.net
Nguyệt Minh