Phương pháp ngâm chân
Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước ngâm sẽ được pha tuỳ theo lứa tuổi; tính chất địa lý, khí hậu cũng như thể trạng và tình trạng bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên; các thầy thuốc khuyên rằng nên để nước ngâm ở vào khoảng 38 – 430C. Nhiệt độ này sẽ không quá nóng; mà vẫn đảm bảo mang lại những hiệu quả bất ngờ. Những người sau khi ngâm chân ở độ ấm này để cảm thấy thoải mái; tinh thần thư giãn và quan trọng nhất là huyết áp được cải thiện rõ rệt. Thêm một điều lưu ý là khi ngâm; nên ngồi trên ghế tựa với tư thế thoải mái. Lựa chọn chậu để ngâm có độ cao trên 20cm. Chậu nên chọn loại rộng; để đảm bảo ngâm hai chân cùng một lúc.
Thời gian ngâm
Thời điểm tốt nhất để ngâm chân là 10 giờ sáng và trước khi đi ngủ tối. Bởi vì không chỉ giúp điều chỉnh huyết áp cao; liệu pháp này còn mang lại cảm giác thoải mái; thư thái. Sau khi ngâm chân vào buổi tối; chắc chắn bạn sẽ có được một giấc ngủ được ngon hơn. Mỗi ngày nên ngâm chân 2 lần; thời gian thông thường là khoảng 30 phút. Đối với những người cao tuổi; có huyết áp cao thì có thể ngâm lâu hơn. Nhất là vào mùa đông; cần để đôi chân ngâm trong nước ấm lâu hơn một chút sẽ tốt hơn cho cơ thể.
Thuốc sắc ngâm chân
Từ thạch, thạch quyết minh, đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, tang chi, chỉ xác, ô dược, mạn kinh tử, bạch tật lê, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 6g, độc hoạt 18g, sắc lấy nước ngâm trong 60 phút.
Câu đằng 20g và một chút băng phiến, sắc lấy nước ngâm chân 2 lần trong ngày, mỗi lần 30 – 45 phút, 10 ngày là một liệu trình.
Câu đằng 30g, cúc hoa 15g, hạ khô thảo 15g, quyết minh tử 30g, ngưu tất 20g, bạch truật 20g, bạch cương tàm 20g, hồng hoa 15g, sắc lấy nước ngâm trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.
Hạ khô thảo 30g, câu đằng 20g, tang diệp 15g, cúc hoa 20g, sắc lấy nước ngâm chân mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Ngô thù du 15g, hoàng bách 20g, tri mẫu 20g, sinh địa 20g, ngưu tất 20g, sinh mẫu lệ 40g, sắc lấy nước ngâm chân, mỗi ngày 2 lần.
Tang chi 20g, tang diệp 15g, sung uý tử 20g, sắc lấy nước ngâm chân 2 lần trong ngày, mỗi lần 45 phút.
Bấm huyệt khi ngâm chân
Huyệt vị cần day bấm: Khi ngâm chân; cần kết hợp với việc bấm huyệt. Các vị trí cần day bấm là Bách hội; ấn đường và Dũng tuyền. Bách hội là điểm giao nhau ở đỉnh đầu của đường nối đỉnh hai vành tai khi gấp tai lại và đường trục giữa cơ thể. Ấn đường là điểm giữa của đoạn nối hai đầu trong lông mày. Còn dũng tuyền llà điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân 2 và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Khi bấm huyệt nên dùng ngón cái hoặc ngón tay giữa. Day bấm ở mỗi huyệt chừng 2 phút.
Thư giãn: Khi ngâm; nên tựa người vào thành ghế; đảm bảo cho toàn thân thả lỏng. Hai mắt nhắm hờ; tập trung sự chú ý vào một điểm nhất định trên cơ thể. Trong quá trình ngâm; giữ cho nhịp thở đều; chậm và thật nhẹ; không phát ra âm thanh. Tiến hành thở ra, bụng lõm vào rồi lại từ từ hít vào, bụng phình ra, nín thở một lát rồi lại từ từ thở ra. Thực hiện luân phiên thở như vậy chừng 5 phút. Tiếp đó nghỉ 5 phút rồi lại lặp lại quy trình thở lần thứ hai.
Trên đây chỉ là liệu pháp mang tính hỗ trợ; không phải là bài thuốc trị dứt điểm bệnh cao huyết áp. Lưu ý là đối với những người huyết áp cao, nếu đang mắc các bệnh lý cấp tính có sốt do viêm nhiễm và bị bệnh xuất huyết thì không nên ngâm chân.
Nguồn: suckhoedoisong
Thư Thư