Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc trị chứng đái dầm ở trẻ

Chứng đái dầm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong y học cổ truyền; có nhiều bài thuốc hữu hiệu có thể trị được chứng bệnh này.

Trị chứng đái dầm ở trẻ theo Đông y

Đông y đã tìm ra một phương pháp đáng tin cậy để trị chứng đái dầm ở trẻ em. Đó là “Phu tề liệu pháp”; hay gọi theo cách thông thường là đắp thuốc vào rốn. Các thầy thuốc y học cổ truyền cho rằng; rốn là nguồn gốc của tiên thiên. Mà đây chính là nguồn gốc cơ bản của sự sống; là nơi mà trẻ được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng ngay từ lúc còn trong bụng mẹ. Rốn cũng là bộ phận có quan hệ mật thiết với lục phủ; ngũ tạng. Ngoài ra các kinh mạch trong cơ thể cũng không tách rời được mối quan hệ với rốn. Do đó; khi sử dụng thuốc đắp bào rốn sẽ góp phần điều hòa cân bằng âm dương; loại bỏ chứng bệnh ở trẻ; giúp khôi phục sức khỏe. Tuy nhiên; các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý là nên chú ý quan sát để kịp thời phát hiện nếu trẻ bị dị ứng tại chỗ rốn. Khi đó; cần phải sử dụng phương pháp khác.

Các bài thuốc cụ thể

Bài 1

Các dược liệu cần có bao gồm; Tang phiêu tiêu, khiếm thực, lưu hoàng, ngũ bội tử. Tất cả đem sấy khô, tán nhuyễn thành dạng bột. Dùng 5g bộn trộn với nước thành dạng cao rồi đắp vào rốn. Để đảm bảo cho thuốc ở vị trí cố định; dùng bằng băng dính hoặc vải gạc dán lại. Đắp thuốc trong suốt 2 ngày; sau đó mới tiến hành thay thuốc. Cho trẻ đắp liên tục 5 lần như thế. Bài thuốc này có thể giúp trẻ loại bỏ chứng đái dầm. Vì tang phiêu có tác dụng tiêu bổ thận trợ dương, cố tinh sáp niệu; kết hợp với lưu hoàng có khả năng bổ hỏa tráng dương rất tốt.

Bài 2

Nguyên liệu bao gồm: Sinh khương, phá cố chỉ, phụ tử chế. Tiến hành tán bột phụ tử và phá cố. Sinh khương thì  giã nát thành dạng cao. Mang hỗn hợp này đắp vào rốn cho trẻ. Đắp trong vòng 2 -3 ngày rồi thay thuốc. Khi đắp cần cố định bằng vải gạc hoặc băng dính. Bài thuốc này có thể trị chứng đái dầm thành công đến 80-90%.

Bài 3

Phúc bồn tử 6g, kim anh tử 6g, ngũ vị tử 6g, thỏ ty tử 6g, sơn thù 6g, tang phiêu tiêu 6g, đinh hương 3g, nhục quế 3g. Tất cả tán vụn, rây kỹ; bảo quản trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 2g đổ vào rốn rồi nhỏ 1-2 giọt rượu trắng lên trên. Sau đó tiếp tục dùng bột thuốc hòa với nước ấm thành dạng cao đắp lên rốn. Trong thời gian đắp; cần cố định bằng băng dính. Đắp liên tục trong 3 ngày thì thay thuốc. Công dụng: ôn thận sáp niệu, dùng rất tốt cho trẻ bị đái dầm do thể chất hư nhược.

Bài 4

Ích trí nhân 3g, đinh hương 5 cái, đại hồi 1 cái, nhục quế 3g, sinh khương vừa đủ. Giã sinh khương lấy nước cốt, các vị khác tán thành bột, trộn đều với nước sinh khương rồi nặn thành một cái bánh. Hàng ngày dùng bánh thuốc hơ nóng rồi chườm vào rốn, khi nguội hơ lại cho ấm rồi chườm tiếp trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

Bài 5

Hành trắng cả rễ 3 nhánh (dài chừng 5cm), lưu hoàng 30g. hai thứ cùng giã nát thành dạng cao rồi đắp lên rốn, cố định bằng băng dính trong 8 giờ rồi bỏ ra. Công dụng: hành ôn kinh tán hàn, thông khí bàng quang; lưu hoàng ôn bổ mệnh môn hỏa, cả hai phối hợp với nhau có tác dụng sáp niệu, trị đái dầm.

Bài 6

Lưu hoàng 30g, hành tây 120, hà thủ ô 30g. Hà thủ ô và lưu hoàng tán thành bột, hành tây giã nát, trộn tất cả với dấm gạo thành dạng cao rồi đắp vào rốn, cố định bằng băng dính, mỗi ngày thay thuốc một lần, 5 lần là một liệu trình.

Bài 7

Phục thần 20g, ngũ bội tử 20g. Hai vị tán thành bột, rây kỹ. Khi dùng, lấy một lượng bột vừa đủ rải lên một miếng băng dính có kích thước 4,5 x 4,5 cm rồi dán vào rốn, sau 1 đêm thì bỏ ra. Công dụng: phục thần lợi thủy thẩm thấp, kiện tỳ an thần; ngũ bội tử sáp niệu, hai vị hợp dụng: một lợi thủy, một sáp niệu, tương phản tương thành tạo nên công năng trị liệu đái dầm.

Nguồn: suckhoedoisong

Thư Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *