Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Điều trị chứng trúng phong

Chứng trúng phong thường xảy ra bất ngờ; không lường trước được. Sau đây là một vài cách điều trị theo các bài thuốc y học cổ truyền.

Chứng trúng phong

Trúng phong kinh lạc 

Biểu hiện của trúng phong kinh lạc thường là liệt nửa người mặc dù không hôn mê; liệt mặt; mất ý thức trong khoảng thời gian ngắn; hoa mắt, chóng mặt,… Chứng bệnh này thường xuất hiện ở những người có tiền sử về bệnh co thắt mạch não; nhồi máu não hoặc xuất huyết não mức độ nhẹ.

Trúng phong tạng phủ

Thông thường những người xuất huyết não; nhồi máu não ổ lớn sẽ rất dễ gặp phải chứng trúng phong tạng phủ sau khi đã hồi phục. Biểu hiện dễ nhận thấy là nửa thân bất toại; tay chân bên trái hoặc bên phải tê dại, không cử động được. Thậm chí; một số người bệnh nặng có thể giảm khả năng vận động đáng kể; mất cảm giác đau; không thể cầm nắm đồ vật bằng tay; chân cũng không thể đi lại được.

Ngày nay; chứng bệnh này được y học hiện đại gọi là đột quỵ, xuất huyết não. Các dấu hiệu mà khoa học đưa ra là: không cười, nói được hoặc có nói được thì nói ngọng; nói không tròn rõ chữ; không giơ tay lên được. Ngoài ra, một số người còn xuất hiện thêm dấu hiệu lưỡi bị co lại. Không thể di chuyển lưỡi đều về 2 phía; khi yêu cầu thè lưỡi và đảo lưỡi thì chỉ di chuyển được về 1 bên.

Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện 

Có nhiều cách để trị chứng trúng phong; trong đó Đông y đưa ra một số phương pháp hữu hiệu như: phương pháp châm cứu; xoa bấm huyệt; tập luyện phục hồi chức năng. Các phương pháp này giúp cho người bệnh không bị di chứng. Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện thường được áp dụng với tình trạng bị liệt bán thân bất toại trong giai đoạn phục hồi di chứng. Cách thực hiện như sau: Xoa bóp ở vùng đầu mặt, lưng và tay chân, trong đó chú ý trọng tâm là bên liệt. Bên cạnh đó; cần cho bệnh nhân tập cách chủ động hoạt động; các hoạt động có thể tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Đề phòng tai biến tái phát cần tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe định kỳ; Kiểm soát yếu tố nguy cơ. Phòng tránh các yếu tố bất lợi: nóng, lạnh đột ngột, gắng sức, stress… Tập luyện là một nội dung rất quan trọng trong phục hồi chức năng sau tai biến.

Điều trị bằng phương pháp châm cứu

Huyệt ở tay: Kiên ngung, Kiên tỉnh, Tý nhu, Khúc trì, Hợp cốc, Bát tà, Nội quan…

Huyệt ở chân: Hoàn khiêu, Phong thị, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Túc tam lý, Phong long, Tam âm giao, Giải khê, Thái xung, Hành gian, Bát phong…

Huyệt ở vùng đầu mặt cổ: Bách hội, Hạ quan, Giáp xa, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột…

Điện châm: Quá trình thực hiện bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.

Mỗi ngày châm 1 lần, thời gian lưu kim: 25 – 30 phút.

Liệu trình điều trị: từ 30 – 45 lần châm, tuỳ theo mức độ bệnh, sau đó có thể nhắc lại một số liệu trình tiếp theo.

Thủy châm: Huyệt Giáp tích tương ứng với chi liệt, Kiên ngung, Thủ tam lý, Phong thị, Túc tam lý, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, Giải khê.

Để thủy châm vào một số huyệt: sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao, các thuốc tăng cường tuần hoàn não, tăng cường dinh dưỡng thần kinh  để hỗ trợ điều trị.

Nguồn: suckhoedoisong

Thư Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *