Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Tập luyện đúng cách trị huyết áp thấp

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc; những người bị chứng huyết áp thấp có thể lưu lại một số bài tập luyện bổ ích để có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Bệnh huyết áp thấp

Những người bị chứng huyết áp thấp thường xuyên phải đối mặt với các biểu hiện như: hoa mắt hoặc chóng mặt; nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột. Đó là do não không nhận đủ lượng máu cần cung cấp; khiến tế bào não bị thiếu oxy. Bên cạnh đó; còn có nhiều triệu chứng đi kèm như; chân tay thường bị tê cóng và lạnh. Một số người có thể bị giảm thị lực; hoặc là ảnh hưởng đến khả năng nghe.

Huyết áp thấp thì cơ thể không thể tưới máu và cung cấp đủ oxy đến da; do đó tay chân sẽ thường xuyên bị giảm thân nhiệt. Những người bị ảnh hưởng đến tai, mắt thì biểu hiện thường đến vào buổi sáng. Căn bệnh này cũng khiến cho cơ thể bị mệt mỏi. Điều này có liên quan đến việc chức năng hệ thần kinh bị rối loạn do các cơ bị co thắt quá mức.

Phương pháp tập luyện

Bài tập 1

Khi thực hiện bài tập này, toàn thân đứng thẳng ngay ngắn. Hai tay để xuôi theo thân mình. Mở hai chân ngang tầm bằng 2 vai. Hai bàn chân song song với  nhau; ngón chân bám chặt mặt đất. Đảm bảo cho điểm giao nhau của đường nối giữa 2 đỉnh vành tai khi gấp vành tai lại và đường trục giữa cơ thể; điểm nằm ngay trước hậu môn; và điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đường nối đỉnh ngón chân thứ hai và điểm giữa bờ sau gót chân; ở giữa lòng bàn chân; tạo thành một đường thẳng. Từ đầu mũi đến rốn cũng thành một đường thẳng.

Bước đầu tiên là giơ hai tay lên; gấp khuỷu; ngửa lòng bàn tay hướng lên trên. Sao cho đầu các ngón tay đối nhau, tay giơ quá đỉnh đầu. Đồng thời ưỡn ngực; hóp bụng; nhíu hậu môn, 2 chân lật lên. Kiên trì thực hiện bài tập 2 lần/ngày; mỗi lần 15 phút.

Bài tập 2

Tùy mỗi người có thể chọn tư thế nằm hoặc ngồi bằng tròn khi tập. Đối với tư thế nằm; nên nằm ngửa trên giường; đầu hơi cúi về trước; hai mắt nhắm hờ, hai tay duỗi thẳng theo thân mình. Lưu ý là lòng bàn tay úp xuống, chân duỗi thẳng. Còn nếu ngồi thì ngồi ngay ngắn trên ghế; ngực nhô; lưng thẳng, tay thả lỏng. hai chân cách nhau cùng tầm với vai; bàn chân bám đất. Bước đầu tiên là hít vào thật sâu rồi nhịn thở giây lát; sau đó từ từ thở ra. Hãy phối hợp với niệm câu từ có 3 chữ; những lần sau đó tăng dần lên nhưng ít hơn 9 chữ.

Khuyến khích chọn các câu niệm mang tính tích cực như : “Tự kỷ tĩnh”, “Nội tạng động, đại não tĩnh”, “Kiên trì luyện tập cơ thể sẽ khoẻ mạnh”… Người tập sẽ gạt bỏ được các ý nghĩ tản mạn; giúp tập trung tư tưởng vào bài tập. Thêm một lưu ý là nên để lưỡi nâng lên chạm hàm ếch; khi thở ra thì lưỡi hạ xuống và khi ngừng thở thì lưỡi bất động.

Bước cuối cùng là đặt 2 bàn tay chồng lên nhau xoa một lực vừa phải lên vùng ngực. Hãy xoa theo chiều kim đồng hồ chừng trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Lưu ý khi tập luyện

Khi luyện tập, cần lựa vị trí cho thích hợp, đảm bảo yên tĩnh, thông thoáng không bị gió lùa. Trước khi luyện tập 15 – 20 phút cần dừng mọi hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng, đi vệ sinh và cởi bớt áo ngoài. Trong thời gian tập nên sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất và có thể ăn hơi mặn một chút, không hút thuốc lá và uống rượu, tránh mọi căng thẳng tình cảm. Sau khi tập xong, không nên vội đứng lên ngay hoặc cử động mạnh, dùng 2 bàn tay xoa mặt, vuốt nhẹ 2 mắt, sau đó từ từ trở lại hoạt động bình thường. Không nên tập luyện khi quá no hoặc quá đói, khi bị cảm mạo, tiêu chảy cấp tính và quá mệt mỏi cũng nên tạm ngừng tập luyện.

Nguồn: suckhoedoisong

Thư Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *