Năm 2020 – Canh Tý sắp qua đi với nhiều cung bậc cảm xúc với mọi người trên thế giới! Sự u ám, trì trệ là những cụm từ miêu tả chính xác nhất; bối cảnh chung của nhân loại trong năm 2020; bởi sức hủy diệt quá kinh khủng của “Zombie – Corona“. Tuy nhiên 2020 cũng có nhiều điểm sáng đó là những thành tựu từ giới công nghệ. Nhiều những ý tưởng – phát mình độc đáo, có tính ứng dụng cao được trình làng. Cùng gosa.vn tổng kết lại những xu hướng công nghệ đình đám nhất 2020; được giới nhà nghề đánh giá cao, đòng thời hứa hẹn mang lại kỷ nguyên mới cho nhân loại nhé!
Những xu hướng công nghệ đình đám 2020
Ngành công nghệ thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ như cơn cuồng phong. Những ý tưởng – phát minh nối tiếp, nối tiếp nhau ra đời. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho nhân loại, bởi những công nghệ mới này rất độc đáo; và có tính thực tiễn rất cao; nó giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo từ lâu được nhận định xu hướng công nghệ chủ chốt; và dần thay thế sức lao động của con người. Xu hướng công nghệ này đã có được nhiều thành tựu to lớn. AI là công nghệ liên quan đến các hệ thống máy tính; có khả năng mô phỏng trí thông minh của con người; thực hiện mọi hành vi, hành động hệt như người thật. Đó là: nhận dạng hình ảnh, giọng nói và ra quyết định. Thậm chí AI làm những việc này nhanh và chuẩn xác người thật.
Công nghệ Machine Learning (Học máy)
Machine Learning là một rãnh nhỏ của AI. Với Machine Learning, máy tính sẽ lập trình để học cách làm một tác vụ mà chúng không được lập trình; chúng có thể học qua việc khám phá tìm hiểu các loại hình và bản chất từ dữ liệu. Công nghệ Machine Learning có hai loại: đó là học có giám sát và không giám sát.
Công nghệ Robotic Process Automation (RPA) (tự động hóa quy trình bằng Robot)
Công nghê Robotic Process Automation là công nghệ tự động hóa công việc. RPA là hình thức tự động hóa quy trình kinh doanh. ví dụ như giải thích các ứng dụng, thao tác xử lý giao dịch, dữ liệu và thậm chí phản hồi email. RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại của con người.
Công nghệ Edge Computing (Điện toán biên)
Điện toán đám mây từng là một xu hướng công nghệ đáng chờ đợi. Công nghệ điện toán đã trở nên phổ biến; với những anh chị đại công nghệ như: AWS (Amazon Web Services), Microsoft Azure và Google Cloud…. Cho tới những nhân tố mới điện toán đám mây là mảnh đất màu mỡ; ngày càng nhiều các doanh nghiệp chuyển sang giải pháp này.
Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)
Thực tế ảo (VR) khiến người dùng đắm chìm trong một môi trường ảo. Trái lại còn thực tế tăng cường (AR) thì nâng cao trải nghiệm môi trường thực tế. VR được sử dụng chủ yếu trong game; và sử dụng trong quá trình huấn luyện:VirtualShip. Một phần mềm mô phỏng dùng để huấn luyện các đại uý trong hải quân; quân đội và tuần duyên.
Công nghệ Internet of Things (IoT) (Internet vạn vật)
“Vạn vật” hiện đều được kết nối WiFi, có nghĩa là chúng có thể kết nối được với nhau và với mạng Internet. Vì vậy, điều này được gọi là Internet vạn vật. Internet vạn vật là một công nghệ của tương lai, nhưng hiện nó đã giúp các thiết bị, đồ gia dụng, xe hơi và nhiều thứ khác kết nối và trao đổi dữ liệu qua mạng Internet. Chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của IoT, khi mà số lượng các thiết bị IoT đã đạt 8,4 tỷ chiếc trong năm 2017, và dự kiến sẽ đạt 30 tỷ thiết bị vào năm 2020.
Công nghệ Cybersecurity (An ninh mạng )
An ninh mạng là vấn đề không còn xa lạ với nhiều người. An ninh mạng xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên quan trọng hơn. Một phần là do các mối đe dọa mới liên tục xuất hiện từ các tin tặc; từ các virut có hại… luôn cố gắng truy cập dữ liệu bất hợp pháp và tìm cách vượt qua các giải pháp bảo mật mạnh nhất. Một phần cũng vì các công nghệ mới đang được điều chỉnh để tăng cường lớp bảo mật của mình. Chừng nào còn có tin tặc, an ninh mạng sẽ vẫn là một công nghệ mới nổi, bởi vì nó sẽ liên tục phát triển để bảo vệ chống lại những tin tặc đó.
Trích dẫn: techinsight.com.vn
Nguyệt Minh