Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Bài thuốc trừ ho theo y học cổ truyền

Ho là bệnh thường gặp ở rất nhiều lứa tuổi. Bên cạnh các phương pháp trị bệnh theo Tây y; thì y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc hữu hiệu.

Bệnh ho

Đa số những người mắc bệnh viêm đường hô hấp trên; viêm phế quản hoặc viêm phổi; lao phổi hay giãn phế quản đều thường xuyên phải đối mặt với những cơn ho. Bên cạnh đó; các bệnh viêm họng hay viêm amidan cũng có thể gây nên bệnh ho. Sự khó chịu luôn đến từ những cơn ho kèm theo ngứa rát trong họng. Đôi khi là ho có đờm, ho khàn tiếng. Y học cổ truyền chia các nguyên nhân gây ho thành 2 nhóm: nguyên nhân do ngoại cảm và do nội thương; để từ đó tìm ra các bài thuốc trị ho hiệu quả.

Khi cơ thể bị các tà khí xâm nhập qua đường miệng, mũi, qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho; gọi là ho do ngoại cảm. Còn khi chức năng các tạng phủ mất điều hòa sinh ho; gọi là ho do nội thương. Điển hình như cơn ho do chức năng tỳ suy giảm; khiến cho thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông.

Bài thuốc trị bệnh ho

Bài 1

Đây là bài thuốc áp dụng với những trường hợp ho ngứa cổ; ho kèm theo ngạt mũi, chảy nước mũi trong; có đờm loảng màu trắng. Thậm chí có thể gây nên các cơn sốt, đau đầu, đau khắp người. Các vị thuốc cần có bao gồm: kinh giới 12g, tử uyển 12g, cát cánh (sao) 12g, bách bộ 12g, trần bì 8g, chích thảo 4g, sinh khương 12g. Tất cả đên sắc với nước; chia làm 3 phần uống hết trong 1 ngày. Lưu ý là phải uống trước khi ăn; và uống khi thuốc còn ấm.

Bài 2

Bài thuốc này dùng cho người ho có nhiều đờm; tuy nhiên rất khó khạc hoặc khi khạc nhổ thì mặt đỏ, miệng khát. Ho có thể kèm sốt cao, ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ. Bài thuốc bao gồm: tang diệp 12g, cúc hoa 6g, bạc hà 6g, lô căn 8g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, liên kiều 8g. Tất cả sắc uống ngày 1 thang. Uống từ 5 -7 ngày.

Bài 3

Nếu người bệnh bị ho có đờm, dễ khạc nhưng kéo theo các cơn sốt; thường xuyên khát nước, tâm phiền, lồng ngực đầy tức, mặt đỏ, tay chân nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoạtNên dùng bài thuốc “Thanh lạc ẩm”, bao gồm: lá sen tươi 8g, kim ngân hoa tươi 12g, vỏ xanh dưa hấu 12g, hoa đậu ván tươi 12g, xơ mướp 8g, trúc diệp tươi 8g. Sắc với nước uống hàng ngày.

Bài 4

Khi gặp phải cơn ho khan không có đờm, nếu có ít đờm thì khó khạc ra, phiền khát, mặt đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng. Dùng bài thuốc “Hoàng liên giải độc thang”: hoàng liên 12g, hoàng cầm 8g, hoàng bá 8g, chi tử 8g. Tùy theo chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị khác cho thích hợp. Ngày uống 1 thang, sắc uống, chia làm 3 phần uống trong ngày.

Bài 5

Nếu bệnh ho đã lâu ngày dùng bài “Thanh táo cứu phế thang”: thanh cao 10g, tang diệp 12g, nhân sâm 6g, hạnh nhân 6g, chích thảo 4g, hồ ma nhân 6g, A giao 6g, mạch môn 6g, tỳ bà diệp 4g. Ngày uống 1 thang, sắc uống, chia 3 phần, uống trong ngày, uống liên tục 15 thang.

Bài 6

Bài thuốc “Tô tử giáng khí thang” có thể sử dụng với người ho khi nặng, khi nhẹ; có đờm dính ở cổ họng khạc khó ra; triệu chứng đi kèm là ngực sườn trướng đầy, lưỡi không có rêu. Lấy tô tử 10g, bán hạ 10g, nhục quế 6g, cam thảo 8g, đại táo 8g, tiền hồ 4g, hậu phác 4g, sinh khương 6g, trần bì 6g, đương qui 8g. Ngày sắc 1 thang, chia 3 phần, uống trước khi ăn.

Bài 7

Trong trường hợp ho nhỏ, đờm nhiều, ăn ít, mặt nhợt, nhiều mồ hôi, tinh thần mệt mỏi; thì nếu để lâu ngày không được điều trị sinh chứng hư lao. Hãy dùng bài: “Lục quân tử thang gia giảm”: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g, bán hạ (chế) 10g, trần bì 12g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân gia giảm cho thích hợp. Ngày sắc 1 thang, chia 3 phần, uống sau khi ăn, thuốc ấm.

Nguồn: suckhoedoisong

Thư Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *