kinh-te-viet-nam-vuot-qua-thach-thuc-nam-2020-van-dat-duoc-nhieu-thanh-cong
Thị Trường Thông Tin Kinh Tế

Kinh tế Việt Nam thành công vượt qua thách thức

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư ông Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu tại diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2020 tổ chức vào sáng ngày 22.12 tại Hà Nội. Ông cho hay, năm 2020 được cho là một năm có nhiều khó khăn và thách thức không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả quốc gia trên thế giới; do phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19 bùng phát.

Tuy nhiên, cùng với những giải pháp mang tính quyết liệt và có hiệu quả nhắm đến mục tiêu kép là phục hồi và đồng thời cũng phát triển kinh tế; kiểm soát dịch bệnh một cách chặt chẽ. Xong Việt Nam đã đạt được những kết quả có dấu hiệu tích cực đó là duy trì được mức tăng trưởng GDP dự kiến của năm 2020 là 2,5-3%.

Theo ông Nguyễn Chí Dũng, đây cũng là năm cuối cùng của kế hoạch đã đề ra là phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020; giai đoạn mà Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng và toàn diện trên toàn bộ các lĩnh vực và vượt qua được nhiều thử thách.

kinh-te-viet-nam-vuot-qua-thach-thuc-nam-2020-van-dat-duoc-nhieu-thanh-cong

 

Thành công của Việt Nam

Đó là cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh; tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm;

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tập trung nguồn lực đầu tư; nhiều công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn đã hoàn thành trong giai đoạn 2016 – 2019; Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả; Cải cách hành chính chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện;

Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh; đạt nhiều kết quả quan trọng.

Chiến lược phát triển

Bước vào năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; theo ông Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đang hướng đến các mục tiêu: Tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch bệnh; vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội;

Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng; thuận lợi để khơi thông các nguồn lực cho phát triển; Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đưa ra một số đề xuất; TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ có các biện pháp cụ thể và nhanh chóng để giải quyết ngay các nút thắt đang cản trở doanh nghiệp tận dụng các cơ hội hội nhập từ các FTA nói chung và từ EVFTA nói riêng để phục hồi từ COVID-19 và tiếp tục phát triển; bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…

kinh-te-viet-nam-thanh-cong-vuot-qua-thach-thuc

Cải thiện môi trường kinh doanh

Cùng với đó, Chủ tịch VCCI cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, ông Lộc kiến nghị xây dựng và triển khai hiệu quả, thực chất các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tập trung vào đối tượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Theo laodong.vn

Nguyễn Thị Vĩnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *