Đời Sống Giáo Dục

Những tú tài giỏi tiếng Anh thì nên theo học đại học nào?

Kỳ thi “tú tài” vừa rồi đã diễn ra một cách êm xuôi. Rất may là dịch bệnh Covid-19 đã không làm ảnh hưởng quá nhiều đến các bạn học sinh. Thấm thoát thời gian trôi qua rất nhanh. Loáng một cái, 4 – 5 tháng nữa, kỳ thi “tú tài” mới lại đến. Tú tài ở đây chính là chỉ cuộc thi dành cho người học xong lớp 12 – chính là kỳ thi THPT quốc gia đấy. Ngay từ bây giờ, các sĩ tử đã phải có những kế hoạch cho riêng mình. Việc thi khối gì, môn gì chắc chắn đã được xác định. Còn việc tìm đến ngôi trường đại học mơ ước thì nhiều bạn còn đang rất lăn tăn. Nhất là các bạn sĩ tử giỏi tiếng Anh.

Sĩ tử giỏi tiếng Anh ngày một nhiều

Dần dần, việc học tiếng Anh không còn là một việc xa lạ, ngạc nhiên nữa. Bởi tiếng Anh giống như là một quy chuẩn trong giáo dục vậy. Tất nhiên, chúng ta đề phải dành lời khen cho một số người giỏi tiếng Anh. Có một số bạn học tốt tiếng Anh ngay từ khi còn bé. Cho đến lớp 12, bạn mơ ước vào được ngôi trường đại học nào đó – nơi mà bạn có thể phô diễn và mài dũa kỹ năng tiếng Anh của mình. Hãy tham khảo những đề xuất trường đại học là “đại dương” của những chú cá giỏi tiếng Anh dưới đây.

Những đại học rộng mở với thí sinh giỏi tiếng Anh

Đại học Y Hà Nội

Đại học Y Hà Nội lần đầu tiên đặt ra phương thức tuyển sinh kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết 10 năm qua, Đại học Y Hà Nội triển khai chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng, việc học và dạy bằng tiếng Anh. Đây là chương trình tiên tiến duy nhất của nhóm ngành khoa học sức khỏe trên cả nước. Từ chương trình này, trường đã phát triển được thêm chương trình dạy bằng tiếng Anh hệ sau đại học, bảo vệ khóa luận hay hội nghị khoa học bằng tiếng Anh.

Với hình thức này, trường vẫn lấy tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của ba môn trong tổ hợp xét tuyển. Tuy nhiên, nếu có chứng chỉ ngoại ngữ đạt mức yêu cầu, dự kiến là IELTS 6.0, thí sinh đạt tổng điểm ba môn của tổ hợp xét tuyển thấp hơn một chút vẫn được xem xét trúng tuyển.

Theo Phó hiệu trưởng Tú, việc ưu tiên thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ góp phần nâng cao chất lượng tiếng Anh đầu vào, vốn là điểm yếu ở trường Y, đồng thời đẩy mạnh việc thay đổi chương trình, tăng hội nhập quốc tế.

Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo giữ các phương thức xét tuyển như năm 2020, trong đó có việc xét tuyển dựa vào kết quả thi chuẩn hóa quốc tế như SAT, ACT, A-Level, chứng chỉ ngoại ngữ IELTS hoặc tương đương và các tiêu chí phụ khác do đơn vị đào tạo quy định. Ngoài ra, ở hầu hết ngành nghề, trường sử dụng tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ. Điều này tạo ra nhiều cơ hội hơn cho thí sinh giỏi ngoại ngữ ở bậc phổ thông.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Một trong những phương án Đại học Bách khoa Hà Nội sử dụng để tuyển khoảng 7.000 chỉ tiêu năm 2021 là xét tuyển thẳng. Họ căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS. Tiêu chuẩn này áp dụng với thí sinh có điểm trung bình học tập trung học đạt 8 trở lên. Trong đó, các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên. Hoặc có chững chỉ tương đương.

Đại học Mở TP HCM

Đại học Mở TP HCM dự kiến tuyển 4.500 chỉ tiêu bằng 6 phương thức. Trong đó ưu tiên thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level theo ba môn thi đảm bảo mức điểm mỗi môn đạt từ C trở lên. Bbài thi tú tài quốc tế (IB) tổng điểm 26 trở lên, SAT 1100/1600.

Trường cũng ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ của thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đó thí sinh chỉ cần đạt đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ). Đồng thời đạt điểm IELTS hoặc tương đương với ngành Ngôn ngữ là 6.0 và ngành còn lại là 5.5.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *