Đời Sống Văn Hóa

Những gánh hàng không biết mỏi nuôi sống ước mơ của các con

Bạn có biết, đằng sau những trang vở trắng, cái áo trắng của một bạn nhỏ mang đến trường, là những giọt mồ hôi mặn chát, là những đêm thức trắng mưu sinh của cha mẹ nó. Bạn cảm thấy may mắn vì gia đình mình không nằm trong những gánh hàng hóa mưu sinh như vậy. Nhưng hãy hiểu cho sự khó khăn của người khác. Người ta bảo rằng khi so sánh bản thân mình, hãy nhìn xuống chứ đừng chỉ nhìn lên. Nhìn lên là để thấy bao nhiêu người thành công hơn, giỏi giang hơn. Nhưng nhìn xuống là để động viên bản thân đã may mắn hơn rất nhiều người rồi.

Có những người miệt mài với từng gánh hàng rong để nuôi lớn ước mơ của con

Hàng ngày, có những cha mẹ quẩy từng gánh hàng từ sáng sớm đến tối khuya. Đâu phải họ không biết mệt, đâu phải họ không muốn nghỉ ngơi. Nhưng giấc mơ, khát vọng của các con thì không thể chờ đọi mãi được. Bạn đừng kỳ cò khi hỏi mua vài hộp xôi, cháo, bánh mì ngoài đường. Vài đồng tiền lẻ với bạn không tới đâu. Nhưng đó là thứ mà những chủ nhân của mấy gánh hàng bạn đang mua trông chờ từng ngày.

Những gánh hàng không biết mệt vì tương lai của con

Xe cháo sớm mai của chị Thảo

Chị Đỗ Thị Thanh Thảo bán cháo lòng trong một con hẻm nhỏ trên đường Đỗ Tấn Phong (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chồng làm tài xế. Nhưng xe cháo vẫn là nguồn thu chính của gia đình để nuôi hai đứa con đang tuổi ăn học.

Có ngày bán được, ngày không, nhiều lần chị vay mượn để kịp đóng tiền học cho con. Gia Hoàng đang học tiểu học. Bé rất thích đi học, luôn canh cánh nỗi lo nhỡ bố mẹ bắt nghỉ học. “Cuộc sống khó khăn, vợ chồng đồng lòng làm mọi cách để bé có cuộc sống tốt hơn. Chỉ mong sao có khách thường xuyên để đủ tiền đóng học, cho bé thoải mái đi học là mừng lắm rồi”, chị Thảo tâm sự.

Quán hủ tiếu gõ của gia đình anh Bảo

Anh Trọng Bảo – chủ quán hủ tiếu trên đường Huỳnh Văn Bánh, TP HCM cũng từng trông chờ vào những tô hủ tiếu bán được để lo tiền đóng học cho con. Quán ăn nhỏ là hy vọng duy nhất cho ước mơ gia đình đoàn tụ dịp Tết, đóng viện phí cho vợ mới sinh con thứ, trả tiền thuê nhà…

Gửi con đầu lòng cho ông bà chăm từ khi bé mới 6 tuổi, anh Bảo cùng vợ vào TP HCM kiếm tiền gửi về nuôi con ăn học, vì ở quê, công việc chăn nuôi của anh chị lỗ nặng. 15 năm qua, anh chủ yếu đạp xe bán hủ tiếu dạo. Tích cóp mãi tới năm vừa rồi, anh mới thuê được một chỗ để bán trên vỉa hè đường Huỳnh Văn Bánh. Nhưng vừa có chỗ ổn định thì Covid-19 xuất hiện, anh nghỉ vài tháng, mới bán trở lại mấy tháng nay và hiện hoạt động tốt. Một trong những nguyên nhân là do anh mở được một gian hàng online trên ứng dụng Gojek.

Giờ đã thành một thói quen, anh Bảo ngày nào cũng trông ngóng tiếng xe máy râm ran và bóng áo xanh của các tài xế công nghệ. Anh Bảo không giấu nụ cười tươi khi nhắc tới gian hàng online của mình trên GoFood: “Được hỗ trợ bán online như thế này, thật sự cảm ơn Gojek rất nhiều. Bây giờ kể cả có mưa gió, khách chỉ cần alo là có đồ ăn tận nơi, tôi không lo ế ẩm như trước nữa”.

Ứng dụng công nghệ đã giúp những gia đình mưu sinh như thế nào?

Cũng như anh Bảo, chị Thảo đã bớt lo lắng về tiền bạc. Đồng thời giảm nỗi sợ ế khách mỗi khi trời mưa. Bởi xe cháo của chị đã có một vị trí trên GoFood. “Từ ngày bán hàng qua qua ứng dụng trên điện thoại, hai vợ chồng thêm được đồng ra đồng vào lo học phí cho hai đứa nhỏ. Công việc ổn định hơn. Vợ chồng tự nhủ phải cùng phấn đấu cho con có tương lai tốt hơn.” – Chị Thảo chia sẻ. Đôi mắt bé Gia Hoàng cũng lấp lánh niềm vui và lạc quan đầy hy vọng. Nhất là khi thấy quán ăn nhỏ của gia đình ngày một đông khách.

Với sự giúp sức của những ứng dụng công nghệ như Gojek, gia đình anh Bảo, gia đình chị Thảo cũng như nhiều người buôn bán nhỏ tiếp tục được trao thêm cơ hội để không ước mơ nào bị bỏ lại phía sau.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *