Đời Sống Văn Hóa

Đường sách ở TP Hồ Chí Minh đến nay đã được 5 năm tuổi

Văn hóa đọc sách của người Việt những năm gần đây rất được đề cao. Người ta nhận ra và hiểu được giá trị của việc đọc sách. Một trong số sự kiện không thể quên của hội người yêu sách chính là sự ra đời của con đường sách ở thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến nay, con đường đã được 5 năm tuổi rồi. Đây là một cột mốc quan trọng và không thể nào quên của giới đọc sách nói riêng và văn hóa tri thức nói chung.

Lễ kỷ niệm đường sách TP Hồ Chí Minh 5 năm tuổi

Ngày 5/1 vừa qua là một kỷ niệm đáng nhớ của cộng đồng những người yêu sách. Một buổi tọa đàm nhằm tổng kết lại hoạt đồng của con đường sách TP Hồ Chí Minh suốt 5 năm qua đã diễn ra. Sự kiện cũng đã khơi lại được sự quan trọng của đường sách với thói quen, lối sống trong văn hóa của người Việt. Nhất là ở cộng đồng TP Hồ Chí Minh.

Giám đốc Đường Sách – ông Lê Hoàng đã có đôi lời phát biểu tại buổi tọa đàm. Ông thống lê có đến 11.5 triệu khách đã ghé qua đường sách trong 5 năm qua. Hiện nay, mỗi ngày nơi này đón tiếp khoảng 8 000 lượt khách. Tổng doanh thu của các đơn vị có gian hàng đạt được 181 tỉ đồng. Trong đó có hơn 3,5 triệu bản sách được bán ra. Và đã bao gồm hơn 57.000 tựa sách mới.

Giá trị văn hóa của con đường tri thức chữ

5 năm qua, Đường Sách TP.HCM đã tổ chức gần 1.200 sự kiện với các loại hình hoạt động ngày càng đa dạng, được đầu tư vào chiều sâu, góp phần gia tăng lượng bạn đọc đến Đường Sách để tìm mua sách và tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa.

Trong số này, có 83 hoạt động lễ hội, chủ đề gắn với các sự kiện chính trị – xã hội – văn hóa – giáo dục; 97 hoạt động trưng bày, triển lãm những tác phẩm sáng tác trên nhiều lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật; 671 sự kiện giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm, ký tặng sách; 40 chương trình giao lưu, trình diễn nghệ thuật truyền thống đến hiện đại; 30 hoạt động giao lưu văn hóa – nghệ thuật của các tổ chức nước ngoài; 36 chương trình giao lưu, trao đổi về nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc; 67 chương trình giao lưu phát triển văn hóa đọc dành cho học sinh, sinh viên; 170 sân chơi tương tác thu hút đông đảo bạn đọc, du khách, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Năm 2020 trôi qua tương đối yên ắng với dịch bệnh

Phân tích về kết quả hoạt động, ông Lê Hoàng cho hay, từ năm 2016 – 2019, hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại Đường Sách tăng trưởng đều đặn và ổn định. Doanh thu bình quân mỗi năm tăng khoảng 10 – 15%. Đến năm 2020, một năm thật sự khó khăn với tất cả ngành nghề. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ sản xuất đến kinh doanh, dịch vụ,… và thu nhập của người dân trên toàn cầu bị giảm sút rất nhiều nên các chỉ số kinh doanh tại Đường Sách bị sụt giảm cũng là điều không thể tránh khỏi. So với năm 2019, doanh thu năm 2020 giảm 28%, số bản sách giảm 37%, số tựa sách mới giảm 40%, lượt khách tới Đường Sách giảm 42%.

Động lực lan truyền tri thức đọc sách đến các địa phương

Sự thành công của Đường Sách thực sự là “cú hích” để văn hóa đọc cộng đồng, nhiều tỉnh, thành khác đã và có ý tưởng xây dựng Đường Sách tương tự, tuy có nơi thành công hoặc không, nhưng rõ ràng Đường Sách TP.HCM là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho các địa phương khác. “UNESCO họ có danh hiệu Thành phố văn chương, tôi ước mơ TP.HCM hướng tới danh hiệu này. Chúng ta đang có Đường Sách, cafe sách, nên chăng hình thành các công viên sách và tiếp tục phát triển các không gian khác hướng về sách. TP đang hướng đến xây dựng đô thị thông minh, phải chăng cái hồn của TP thông minh bắt nguồn từ sách”, ông Dương Thành Truyền bày tỏ.

Bà Quách Thu Nguyệt, nguyên Phó Giám đốc Cty Đường Sách chia sẻ: “Không thể biến nơi đây thành không gian kinh doanh đơn thuần. Đây là một hình thái văn minh thương nghiệp. Đường Sách phải phản ánh sức sống văn hóa của TP. Nên không thể chỉ khoán trắng cho đơn vị tham gia mà cần Nhà nước đầu tư. Cần kiến tạo một Đường Sách xa hơn để bảo tồn ngay từ bây giờ”.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *