Đại dịch Covid-19 đã khiến cho tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may trong năm 2020 giảm 4 tỷ USD so với năm 2019. Do đó; ngay khi bước sang năm 2021; nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đầu tư dự án mới để vực dậy sự phát triển của ngành.
Khởi động từ đầu năm 2021
Ông Trần Tiến Hưng; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định; về chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sợi Nghệ Tĩnh tại Cụm công nghiệp Nam Hồng; thuộc thị xã Hồng Lĩnh. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 5,4 ha; với tổng vốn đầu tư lên đến 600 tỷ đồng. Dự án này do Công ty cổ phần Sợi Nghệ Tĩnh làm chủ đầu tư. Với chuyên ngành sản xuất là sợi OE phục vụ công nghiệp may mặc; công suất ước tính khoảng 18.720 tấn/năm.
Dự án này sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên sẽ bắt đầu khởi công ngay trong năm 2021; số vốn sử dụng cho giai đoạn này gần 300 tỷ đồng; kế hoạch dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào cuối năm 2022. Tiếp theo; giai đoạn II và III sẽ tiêu tốn mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Mục tiêu là hoàn thành toàn bộ Dự án vào cuối năm 2024.
Đây không phải là dự án hiếm hoi của ngành dệt may được triển khai trong năm 2021. Trải qua năm 2020; doanh nghiệp trong ngành dệt may đã chịu nhiều thiệt hại do dịch bệnh gây nên. Kéo theo hàng loạt các hệ quả như xuất khẩu sụt giảm; nhiều đơn vị không đạt được mục tiêu đề ra; nhiều dự án đầu tư trong ngành được các doanh nghiệp tạm thời dừng thực hiện; để tập trung nguồn lực đối phó với dịch bệnh. Do đó; năm 2021 sẽ là thời điểm thích hợp để xuống vốn đầu tư nhằm đón cơ hội thị trường.
Khép kín chuỗi cung ứng
Năm 2021 là thời điểm được mà doanh nghiệp đang bước vào chu kỳ đầu tư mới; thúc đẩy tăng trưởng cầu hàng dệt may. Bên cạnh đó, một số dự án sợi; vải có vốn đầu tư trực tiếp cũng trong thời kỳ hoàn thành đầu tư để đi vào sản xuất. Trong đó; Dự án của Công ty TNHH Texhong Dệt Kim; đầu tư Nhà máy Dệt kim tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà; với tổng vốn 214 triệu USD sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021.
Công suất thiết kế của dự án này là 82.500 tấn/năm vải dệt kim nhuộm. Cuối năm 2021, giai đoạn I của Dự án sẽ đi vào hoạt động; sau hơn 1 năm, giai đoạn II sẽ được hoàn thiện và đi vào vận hành. Thực tế đã chứng mình ngành dệt may đã đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua. Năng lực sản xuất, cung ứng của ngành dệt may có trị giá đến 45 tỷ USD. Đặc biệt, xuất siêu có sự cải thiện đáng kể: tăng tù 11,1 tỷ USD năm 2016 16,9 tỷ USD năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam cũng chuyển từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ 3 thế giới; chỉ còn xếp sau Trung Quốc và Bangladesh.
Quy mô ngành không ngừng được mở rộng là nhờ vào các dự án đầu tư do doanh nghiệp triển khai, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI vốn đang nắm giữ 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, ngành dệt may có tốc độ tăng trưởng tương đối cao; số lượng doanh nghiệp tiếp tục tăng qua các năm. Số doanh nghiệp hiện nay là 7.000; sử dụng 3 triệu lao động, nhưng nguyên liệu xơ sợi; đặc biệt là vải vẫn đang phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc…
Bước đệm cho sự phát triển của ngành dệt may
Dù Việt Nam đã tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA); mở ra cơ hội ưu đãi thuế với hàng dệt may xuất khẩu; tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp vẫn không thỏa mãn tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ theo cam kết trong các FTA. Điển hình như với CPTPP, sản phẩm xuất khẩu phải thỏa mãn được xuất xứ từ vải trở đi, với EVFTA là từ sợi trở đi.
Trong chuỗi giá trị sản xuất; dệt may vẫn xếp ở vị trí thấp. Trong đó; thế mạnh thuộc về khâu may và yếu nhất là khâu sản xuất vải; do đó năm 2019 đã phải nhập khẩu vải lên tới 13,8 tỷ USD. Năm 2020 sụt giảm do dịch, quanh mức 11,7 tỷ USD. Sản xuất sợi đã mạnh lên trong những năm gần đây, nhưng nhiều chủng loại sợi vẫn phải nhập khẩu gần 2 tỷ USD năm 2020”. Mục tiêu đến năm 2025, xuất khẩu ngành đạt 55 tỷ USD, với sản phẩm chính gồm xơ. Giá trị thặng dư thương mại đến năm 2025 sẽ phấn đấu đạt 33 tỷ USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 11,6%.
Muốn cán đích giai đoạn tới, với những doanh nghiệp đã quyết định đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án thượng nguồn để chủ động nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ trong các FTA, rất cần được Nhà nước hỗ trợ về vay vốn, ưu đãi lãi suất.
“Để các dự án đầu tư tăng năng lực sản xuất được triển khai đúng tiến độ, điều doanh nghiệp cần nhất là được hỗ trợ thông qua chính sách giảm lãi suất vay dài hạn; vì năm 2021 bắt đầu vào chu kỳ đầu tư đáp ứng các yêu cầu mới, khi dịch bệnh được khống chế, đặc biệt nhắm vào các dự án đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA”, đại diện Vitas đề nghị.