Đời Sống Văn Hóa

Cha mẹ cần bỏ ngay #3 thói quen xấu này để tránh ảnh hưởng đến con cái

Cha mẹ trong việc nuôi dạy con ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của con. Một đứa bé sống trong một gia đình công viên chức chắc chắn sẽ rất lễ phép. Ngược lại, có những đứa bé sống cùng cha mẹ thường xuyên cãi vã. Từ đó, bé hay cáu gắt, kém lịch sự, thậm chí có chút côn đồ,… Như vậy đủ thấy sự ảnh hưởng từ cách sống của cha mẹ đến con cái là như thế nào. Nhất là đối với những đấng sinh thành có những thói quen xấu. Người ta thường bảo, học điều tốt thì cần thời gian. Tuy nhiên học điều xấu thì chỉ cần vài ba hôm. Kèm với đó là câu cảnh giác “bản tính khó dời” phần nào làm cha mẹ thức tỉnh.

Nhiều trẻ bị mất tập trung vì thói quen xấu của bố mẹ

Hiện nay, có rất nhiều bé rơi vào tình trạng mất tập trung. Bé không chuyên tâm làm một việc nào đó. Thay vào đó, bé hiếu động với những phản ứng xung quanh. Điều này ảnh hưởng tương đối nhiều đến hiệu quả học tập của bé. Lâu ngày làm giảm sút hiệu quả phát triển của trí thông minh. Mất tập trung có thể không đến thì bản chất tính cách của bé. Mà có khi, nó đến từ những thói quen xấu của bố mẹ. Cùng điểm qua những thói quen xấu gây mất tập trung ở trẻ dưới đây.

Những thói quen xấu từ bố mẹ là nguyên nhân làm bé mất sự tập trung

Có những hành vi làm xao nhãng khi bé đang chuyên tâm làm gì đó

Khi con đang làm bài tập về nhà, có phụ huynh phá vỡ không khí tập trung cao độ của con bằng cách mang nước uống hoặc hoa quả đến bàn học. Một số người lại trách mắng hoặc đánh trẻ chỉ vì một lỗi sai trong vở bài tập trước đó.

Dù hai hành vi này thể hiện sự quan tâm, nhưng chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tập trung của trẻ. Ví dụ sau khi uống nước và ăn trái cây, trẻ rất lâu mới có thể quay lại làm bài tập.

Có những sự hỗ trợ quá mức

Có phụ huynh mua bộ logo cho con trai. Sợ con không thể hoàn thành nên đã giúp cậu bé lắp ghép cho đến khi thành công. Tưởng khi làm xong, con trai sẽ cảm kích nhưng cậu đã phá tung thành quả của hai bố con. Ông bố tức giận hỏi nguyên nhân, cậu bé nói: “Không cần những thứ không phải do con tự tay làm”.

Sự tập trung của trẻ cần được cải thiện dần trong quá trình “khám phá cá nhân”. Giúp đỡ quá mức từ cha mẹ đôi khi chỉ làm gián đoạn sự tập trung và làm suy giảm sự quan tâm của trẻ. Người lớn vì quan tâm quá mức mà đôi khi thay trẻ lựa chọn đồ chơi, cách chơi thậm chí là bạn cùng chơi. Hành vi này làm trẻ bị áp lực và mất hứng thú thì không thể chuyên tâm được.

Xem điện thoại, máy tính như vật bất ly thân

Với nhiều phụ huynh, một phút không kiểm tra điện thoại chính là tra tấn. Thậm chí có những người còn sử dụng điện thoại ngay cả khi ngồi vào bàn ăn. Với trẻ, chúng thường học hỏi và lặp lại hành vi từ cha mẹ mình. Người lớn xem điện thoại nhiều sẽ khiến con học theo.

Cách rèn luyện tính tập trung cao độ cho bé

Bạn cần nhớ rằng sự tập trung phải được trau dồi theo từng giai đoạn

1-2 tuổi: Khi bé chơi, bố mẹ quan sát bé thích loại đồ chơi nào để khuyến khích chơi loại đó nhiều hơn, có thể tạm cất những đồ chơi khác nhằm giúp bé rèn luyện khả năng tập trung vào một việc.

Nếu bé rất thích tham gia một trò chơi nào đó, bố mẹ cũng thường xuyên chơi với bé để tăng sự hứng thú, chia sẻ, giúp bé không bị xao nhãng bởi những việc khác.

2-3 tuổi: Nên rèn luyện khả năng tập trung vào một việc của trẻ.

Ví dụ nếu bố mẹ muốn trẻ mang giẻ lau và khăn giấy đến cho mình thì có thể yêu cầu hai lần, thay vì để trẻ lấy hai thứ cùng một lúc.

4-6 tuổi: Dạy trẻ làm việc có thời gian và kế hoạch.

Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của trẻ khoảng 13-20 phút. Vì vậy cha mẹ có thể yêu cầu con chỉ làm một số việc nhất định trong khoảng thời gian này, chẳng hạn như đọc sách tranh. Sau khi đọc, hãy yêu cầu trẻ kể cho cha mẹ nghe nội dung cuốn sách viết những gì.

Trích dẫn từ vnexpress.net

Hồng Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *